BÀI HỌC KINH DOANH

BÍ MẬT 8 BƯỚC KHỞI NGHIỆP YOGA THÀNH CÔNG

Bí Mật Đơn Giản Nhưng Ít Người Biết Đến Giúp Bạn Khởi Nghiệp Kinh Doanh Yoga Nhanh Chóng Và Hiệu Quả

TÁC GIẢ THANH ECO

BÍ MẬT 8 BƯỚC KHỞI NGHIỆP YOGA THÀNH CÔNG

Đây là nơi giúp bạn cấu trúc toàn bộ chiến lược kinh doanh cho việc bắt đầu xây dựng một phòng tập yoga của riêng bạn để tạo bước đà phát triển vượt bậc.

Tôi gói nó là "BÍ QUYẾT KHỞI NGHIỆP KINH DOANH YOGA THÀNH CÔNG"

Nhưng nó không phải những bí quyết đơn thuần như mọi người vẫn nghĩ với những doanh nghiệp khác. Nó là chiến lược đặc biệt được ứng dụng và chắt lọc thực tế của chính tôi trong suốt 7 năm vận hành chuỗi phòng tập đã đúc kết ra mà bất cứ ai dù là giáo viên yoga, chủ phòng tập, hay những người mới muốn kinh doanh yoga nào triển khai theo, cũng mang lại hiệu quả.

8 BƯỚC KHỞI NGHIỆP KINH DOANH YOGA THÀNH CÔNG

Khi tôi mới bắt đầu kinh doanh yoga, tôi là một họa sĩ sáng tạo, tôi không có kinh nghiệm gì trong lĩnh vực yoga hoàn toàn mới mẻ này. Tôi đã nghiên cứu và tìm hiểu rất nhiều các mô hình kinh doanh yoga cả trong nước và ngoài nước, tôi nhận thấy rằng đa số các phòng tập mở ra rất nhanh nhưng chỉ sau một thời gian ngắn họ đóng của cũng rất nhanh. Để mở một phòng tập yoga rất dễ nhưng vận hành và xây dựng chiến lược cho nó thì không hề đơn giản. Và tôi biết rằng, để thực sự thành công với việc khởi sự kinh doanh yoga ngay từ đầu, chúng tôi cần có một hệ thống thực sự, một chiến lược phát triển doanh nghiệp chứ không phải những chiến dịch nhỏ lẻ vấp ở đâu thì lại bắt đầu xử lý ở đó việc này khiến cho chúng ta bị tốn nhiều thời gian và tiền bạc. Vì vậy, chúng ta cần phải có một chiến lược sao cho hiệu quả nhất.

Có một điều mà tôi phải thành thật chia sẻ với bạn đó là những ai có nền tảng vững chắc người đó thường dành chiến thắng trong hầu hết các trò chơi. Và trong kinh doanh cũng vậy, ai nắm được nền tảng vững chắc, người đó sẽ thành công.

Vậy nền tảng phát triển doanh nghiệp là gì?

Khi tôi nghiên cứu các mô hình kinh doanh yoga và áp dụng thực chiến xây dựng mô hình và chuỗi hệ thống phòng tập yoga thực tế trong suốt 7 năm vận hành chuỗi phòng tập đã đúc kết ra, tôi biết được rằng, chỉ có duy nhất 8 bước giúp bạn khởi nghiệp kinh doanh yoga thành công.
Kinh doanh phòng tập Yoga được xem là một ý tưởng kinh doanh hay và đầy sức hút có thể mang lại cho bạn lợi nhuận kinh doanh hàng tháng lớn đồng thời ổn định trong thời gian dài. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả đó thì trước khi xin giấy phép kinh doanh mở phòng tập Yoga, bạn cần xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh bài bản và chi tiết.

Thay vì thuê mặt bằng kinh doanh, thuê huấn luyện viên, xin giấy phép kinh doanh và mua sắm dụng cụ cho phòng tập nhưng sau đó loay hoay không biết triển khai hoạt động kinh doanh như thế này. Điều này có thể khiến phòng tập Yoga của bạn phải đóng cửa sau vài tháng đồng thời gặt hái thất bại trong kinh doanh.

Chính vì vậy việc lập kế hoạch kinh doanh phòng tập Yoga đóng vai trò vô cùng quan trọng. Dưới đây tôi chia sẻ cách xây dựng kế hoạch kinh doanh phòng tập Yoga hiệu quả trước khi bạn bắt tay vào kinh doanh. Đối với việc kinh doanh phòng tập Yoga thì đầu tiên bạn cần xây dựng kế hoạch cho hoạt động kinh doanh, trong đó bao gồm 8 bước chính mà bạn phải thực hiện và triển khai nghiên cứu khi lập kế hoạch kinh doanh cho phòng tập Yoga ở thời điểm hiện nay.

BƯỚC #1 – LÊN Ý TƯỞNG VÀ PHÁC THẢO MÔ HÌNH KINH DOANH PHÒNG TẬP YOGA

Để kinh doanh phòng tập Yoga thì chắc chắn bước đầu tiên đó là bạn phải có ý tưởng kinh doanh.
Tuy nhiên ý tưởng đó không phải là ý tưởng chung chung kiểu như mở phòng tập Yoga mà nó cần phải cụ thể và chi tiết nhất giúp bạn phác họa được ý tưởng và mô hình kinh doanh phòng tập Yoga cho thời gian sắp tới.

Một ý tưởng kinh doanh phòng tập Yoga cần liệt kê được các khía cạnh cụ thể dưới đây trong bản kế hoạch kinh doanh phòng tập Yoga:

• Vị trí, diện tích mặt bằng kinh doanh ở đâu?
• Đối tượng khách hàng hướng đến và giá vé bán ra như thế nào?
• Thị hiếu, sở thích và thu nhập của người dân xung quanh khu vực bạn mở phòng tập Yoga ra sao?
• Có nhiều phòng tập Yoga ở khu vực bạn dự định kinh doanh không, giá cả các phòng tập đó cụ thể thế nào?
• Tổng số vốn dự kiến đầu tư là bao nhiêu?
• Phong cách thiết kế phòng tập Yoga như thế nào?
• Dụng cụ cần thiết cho phòng tập Yoga là gì và nhập từ đâu?
• Số lượng nhân sự cần thiết khi kinh doanh phòng tập Yoga?
• Các tiện ích đi kèm của phòng tập như thế nào?
• Các thức quảng bá phòng tập, thu hút khách hàng thế nào để hiệu quả?
• Nên tổ chức các chương trình khuyến mại như thế nào?

Sau đó bạn nên dành thời gian hình dung cụ thể về phòng tập Yoga bạn đang có dự định mở với các yếu tố trên càng chi tiết càng tốt.

Bạn càng phác thảo được ý tưởng kinh doanh cụ thể thì càng thuận lợi trong việc hiện thực hóa ý tưởng đó và biến nó trở nên khả thi. 

Tuy nhiên bạn cần lưu ý khi xây dựng ý tưởng trong bản kế hoạch kinh doanh phòng tập Yoga cần bám sát với khả năng hiện tại của bạn để có đủ khả năng thực hiện ý tưởng đó.

Đặc biệt là nguồn vốn bạn chuẩn bị, mối quan hệ, khả năng kinh doanh của bạn, mức sống và sở thích của đối tượng khách hàng xung quanh khu vực bạn dự định mở phòng tập Yoga,…

Việc phác thảo mô hình kinh doanh phòng tập Yoga đóng vai trò quan trọng giúp bạn định hướng và từng bước cụ thể hóa được ý tưởng kinh doanh phòng tập Yoga khả thi.
Việc lên ý tưởng và phác thảo ý tưởng và mô hình kinh doanh đóng vai trò quan trọng bởi ý tưởng của bạn càng cụ thể, càng chi tiết thì bạn càng có khả năng thực hiện nó nhanh chóng.

Mặc dù vậy, đây chỉ mới là bước giúp bạn hoàn thành việc xây dựng một phòng tập Yoga trong đầu và trên giấy, còn rất nhiều việc phải làm để bạn có thể mở một phòng tập Yoga.

Tuy nhiên việc lên ý tưởng và xây dựng ý tưởng đó luôn là quan trọng nhất vì nó mang tính chất định hướng và xác lập tính khả thi của ý tưởng kinh doanh phòng tập Yoga mà bạn đang có ý định thực hiện.

Tiếp theo là các bước thực hiện cụ thể giúp bạn biến mong muốn của mình trở thành hiện thực khi xây dựng kế hoạch kinh doanh phòng tập Yoga.

BƯỚC #2 – XÁC ĐỊNH SỐ VỐN VÀ LỰA CHỌN MÔ HÌNH PHÒNG TẬP YOGA KINH DOANH

Bước tiếp theo khi xây dựng kế hoạch kinh doanh phòng tập Yoga đó chính là xác định số vốn và lựa chọn mô hình kinh doanh phòng tập Yoga phù hợp với định hướng kinh doanh của bạn.

Số vốn kinh doanh phòng tập Yoga

Đầu tiên chính là số vốn kinh doanh hay nói cách khác là ngân sách bạn bỏ ra để mở phòng tập Yoga.

Mở phòng tập Yoga cần bao nhiêu vốn là câu hỏi được khá nhiều người đặt ra khi có ý định kinh doanh phòng tập Yoga.

Tiền vốn rất quan trọng, nó quyết định xem bạn phù hợp với mô hình kinh doanh phòng tập Yoga nào đồng thời quyết định đến việc chuẩn bị các yếu tố khác trong kinh doanh như mặt bằng kinh doanh, mua sắm trang thiết bị cho phòng tập, thuê nhân viên hay chi phí cho hoạt động Marketing.

Để xác định số vốn kinh doanh phòng tập Yoga trong kế hoạch mở phòng tập Yoga, đầu tiên bạn cần xác định được mục đích mở phòng tập dành cho nam giới hay phái đẹp hoặc tốt nhất là kết hợp cả hai đối tượng này.

Bên cạnh đó, bạn cần ước lượng số lượng người tập hàng tháng, mặt bằng và mức thu học viện trong vòng 1 tháng là bao nhiêu. Từ đó ước tính mức doanh thu, lợi nhuận mong muốn hàng tháng và khoảng thời gian bạn có thể thu hồi vốn.

Ví dụ: bạn đầu tư một phòng tập Yoga với số vốn khoảng 300 triệu đồng với mức lợi nhuận bạn mong muốn khoảng 20 triệu đồng/tháng thì sau khoảng 20 tháng, tức là hơn 1 năm thì bạn có thể thu hồi được vốn đầu tư ban đầu.

Khi lập kế hoạch kinh doanh phòng tập Yoga, bạn nên ước tính số vốn cần đầu tư cho các hạng mục kinh doanh, đặc biệt là chi phí cho trang thiết bị, dụng cụ tập luyện.
Ngoài ra, cần xác định số vốn đầu tư vào việc mua sắm các trang thiết bị, dụng cụ là bao nhiêu.
Bạn nên lưu ý đây là chi phí mua sắm thiết bị, dụng cụ tập luyện chứ không bao gồm chi phí hạ tầng, thuê mặt bằng kinh doanh hay chi phí vận hành phòng tập Yoga.

Chi phí này chiếm khá nhiều vốn đầu tư ban đầu đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng phòng tập. Tùy theo số vốn đầu tư cho trang thiết bị, dụng cụ mà số lượng và chất lượng của các dụng cụ phòng tập Yoga có thể khác nhau.

Lựa chọn mô hình kinh doanh phù hợp

Sau khi xác định được số vốn kinh doanh bạn có thì điều tiếp theo bạn cần làm trong kế hoạch kinh doanh phòng tập Yoga đó chính là lựa chọn mô hình phòng tập Yoga phù hợp với ngân sách của bạn.

Nếu có số vốn kinh doanh lớn bạn có thể kinh doanh phòng tập Yoga cao cấp còn với vốn kinh doanh ít hơn thì có thể hướng tới mô hình kinh doanh phòng tập Yoga tầm trung hoặc phòng tập Yoga bình dân cho phù hợp.

Mô hình phòng tập Yoga phụ thuộc vào vốn đầu tư cho phòng tập (mô hình bình dân, tầm trung hay cao cấp) còn diện tích phòng tập quyết định đến quy mô phòng tập Yoga (quy mô lớn, quy mô nhỏ hoặc quy mô trung bình). Bạn nên lưu ý quy mô phòng tập Yoga khác với mô hình phòng tập Yoga.

Trong đó, mô hình phòng tập Yoga thường được chia theo mức vốn đầu tư ví dụ với số vốn dưới 150 triệu đồng bạn chỉ nên đầu tư phòng tập Yoga bình dân, với số vốn dưới 500 triệu đồng bạn có thể mở phòng tập Yoga trung cấp còn khi có vốn trên 1 tỷ đồng thì bạn có thể kinh doanh phòng tập Yoga theo mô hình phòng tập Yoga cao cấp.

Ngoài ra, nó còn phụ thuộc vào các loại dịch vụ, tiện ích bạn cung cấp cho thành viên tập luyện bởi phòng tập càng cao cấp thì càng cần phải có nhiều tiện nghi, dịch vụ đi cùng với trang thiết bị tập luyện hiện đại, huấn luyện viên chuyên nghiệp.

Các phòng tập Yoga cao cấp thường được trang bị nhiều dịch vụ, tiện ích cho các thành viên tập luyện với giá vé hàng tháng cao hơn so với phòng tập Yoga trung cấp hay bình dân.
Do đó, mô hình phòng tập Yoga quyết định đến giá vé tập hàng tháng tức là bạn có thể thu phí của người tập cao hay thấp phụ thuộc vào mô hình phòng tập, sự tiện nghi, quy mô hay trang thiết bị tập luyện hiện đại, dịch vụ chăm sóc khách hàng tối ưu.

Với một phòng tập Yoga bình dân thì giá vé thường chỉ khoảng dưới 250K/tháng, phòng tập Yoga trung cấp giá vé trên 500K/tháng còn phòng tập Yoga cao cấp giá vé có thể từ 1 triệu đồng trở lên/tháng.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý khi lập kế hoạch kinh doanh phòng tập Yoga đó là phải chọn mô hình kinh doanh phù hợp với số vốn kinh doanh của bạn.

Mô hình nào không quan trọng bằng hiệu quả bởi có nhiều phòng tập Yoga bình dân nhưng hoạt động hiệu quả hơn cả phòng tập Yoga tầm trung hoặc cao cấp xét về mặt tổng vốn đầu tư và lợi nhuận thu được hàng tháng.

BƯỚC #3 – LỰA CHỌN ĐỊA ĐIỂM VÀ MẶT BẰNG KINH DOANH PHÒNG TẬP YOGA PHÙ HỢP

Bước này trong kế hoạch kinh doanh phòng tập Yoga giúp bạn chọn được vị trí kinh doanh và mặt bằng phù hợp với mô hình kinh doanh phòng tập Yoga của bạn.

Mặt bằng được xem là yếu tố quan trọng trong hoạt động kinh doanh mở phòng tập Yoga, chính vì vậy khi lựa chọn mặt bằng bạn cần chú ý đến 3 yếu tố chính đó là vị trí mở phòng tập, diện tích phòng tập và giá cả thuê phòng tập Yoga.

Vị trí mở phòng tập Yoga

Đầu tiên chính là lựa chọn địa điểm mở phòng tập Yoga bởi địa điểm hay vị trí phòng tập Yoga được xem là yếu tố quan trọng quyết định đến lượng khách hàng tới với phòng tập.
Tốt nhất bạn nên thuê địa điểm ở gần mặt đường, gần khu dân cư, gần chợ, các trường Đại học hay các khu trung tâm thương mại.

Bên cạnh đó là thuận tiện cho giao thông đi lại, có thể mở nhạc thoải mái không sợ ảnh hưởng đến cư dân xung quanh đồng thời có nơi để xe cho hội viên đến tập.
Ngoài ra phải thuận tiện cho việc vận chuyển và lắp đặt trang thiết bị máy móc cho phòng tập đồng thời phải có khu vệ sinh riêng thoải mái cho hội viên đến tập.

Khi kinh doanh phòng tập Yoga, bạn nên thuê địa điểm ở gần khu dân cư đông đúc đồng thời thuận tiện cho việc giao thông đi lại của khách hàng hay lắp đặt các trang thiết bị cho phòng tập.
Đối với các phòng tập Yoga cao cấp thì vị trí càng cần phải thuận tiện đồng thời nên nằm ở khu vực dân cư đông đúc, có mức thu nhập tốt, gần các tòa nhà chung cư, tòa nhà văn phòng, có khu vực để xe rộng và an ninh tốt bởi người lựa chọn phòng tập Yoga cao cấp thường có khả năng chi trả và có yêu cầu cao hơn.

Diện tích và quy mô của phòng tập Yoga

Bên cạnh vị trí mở phòng tập Yoga thì bạn còn cần chú ý đến quy mô và diện tích của phòng tập. Quy mô lớn hay nhỏ phụ thuộc vào diện tích sử dụng của phòng tập Yoga.

Các phòng tập Yoga có quy mô lớn diện tích có thể lên đến trên 500m2, với các phòng tập Yoga có quy mô vừa thì diện tích khoảng 200 - 300 m2, còn phòng tập có quy mô nhỏ thường diện tích khoảng dưới 100 m2.

Tuy nhiên tốt nhất lên có diện tích từ 150 m2 trở lên để bạn có thể bố trí trang thiết bị dụng cụ tập luyện thuận tiện cho người tập đồng thời tạo khoảng không gian tập thoải mái nhất.

Các phòng tập Yoga nên có diện tích đủ lớn để bố trí dụng cụ thuận tiện cho người tập đồng thời xây dựng không gian tập luyện thoải mái nhất.
Đối với phòng tập cao cấp thì đòi hỏi diện tích mặt bằng lớn càng cần thiết vì còn cần không gian bố trí thêm các dịch vụ tiện ích như phòng tắm, phòng xông hơi, phòng thay quần áo hay khu vệ sịnh thoải mái nhất cho khách hàng. Bên cạnh đó là không gian để huấn luyện viên có thể đào tạo cho hội viên mới đến phòng tập.

Giá cả mặt bằng mở phòng tập Yoga

Cùng với yếu tố diện tích và vị trí mở phòng tập Yoga, bạn còn cần chú ý đến giá cả mặt bằng thuê để kinh doanh mở phòng tập trong kế hoạch kinh doanh phòng tập Yoga.

Giá cả mặt bằng thường phụ thuộc vào từng khu vực. Đối với khu vực nông thôn, giá thuê mặt bằng có thể khá rẻ, chỉ khoảng 5 triệu/tháng, hoặc nhiều thì ở mức 10 triệu đến 20 triệu với diện tích mặt bằng lớn.

Ở các thị trấn hay thành phố nhỏ, giá thuê mặt bằng cho phòng tập có thể từ 10 triệu đến 30 triệu đồng/tháng, ở các khu tập trung đông dân cư, gần các khu công nghiệp trọng điểm hay khu vực dân cư có điều kiện kinh tế thì giá có thể ngang bằng với giá thuê ở các thành phố lớn.

Còn ở các thành phố hay các khu đô thị lớn thì ở khu trung tâm thành phố có thể có giá thuê khá cao lên tới 40 triệu đến 70 triệu đồng/tháng, thậm chí là cao hơn.

Ở khu vực ngoại thành hoặc các quận xa trung tâm một chút thì giá thuê có thể chỉ khoảng 20 triệu đồng đến 30 triệu đồng/tháng tùy theo diện tích và vị trí mở phòng tập Yoga.

Tốt nhất bạn nên chọn mặt bằng mở phòng tập có giá thuê phù hợp với nguồn vốn kinh doanh.
Lưu ý nếu vị trí bạn chọn quá cạnh tranh, mật độ phòng tập xung quanh cao và cùng phân khúc hay mô hình phòng tập Yoga bạn dự định kinh doanh thì nên cân nhắc lựa chọn vị trí khác để tránh đầu tư lớn cho địa điểm nhưng không hiệu quả và gặp phải cạnh tranh cao.

BƯỚC #4 – TÌM KIẾM VÀ LỰA CHỌN NHÀ CUNG CẤP MÁY TẬP VÀ DỤNG CỤ TẬP YOGA UY TÍN

Trong kinh doanh phòng tập Yoga thì việc trang bị dụng cụ và thiết bị tập luyện được xem là một trong số các bước quan trọng bởi nó tác động trực tiếp đến trải nghiệm tập luyện của hội viên đồng thời là một khoản chi tiêu chính trong số vốn đầu tư kinh doanh.

Để tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp máy tập và dụng cụ tập Yoga uy tín, đầu tiên bạn cần xác định số lượng máy móc cần thiết cho phòng tập, lên dự toán chi phí cho việc mua sắm từ đó lựa chọn các thương hiệu và nhà cung cấp uy tín và phù hợp.

Xác định số lượng máy móc và dụng cụ cần thiết

Việc lên danh sách số lượng máy tập và dụng cụ tập phù hợp tùy thuộc vào nhiều yếu tố như kinh phí và diện tích mặt bằng kinh doanh phòng tập Yoga của bạn, số lượng khách hàng tập luyện hàng ngày ước tính cùng với quy mô phòng tập của bạn.

Tuy nhiên cho dù bạn mở phòng tập bình dân hay cao cấp thì đều cần mua các loại dụng cụ tập luyện đáp ứng đủ cho phác độ tập tuyện cơ bản của hội viên, tức là đầy đủ các loại dụng cụ tập Yoga cho một số bài tập cơ bản giúp người tập Yoga có thể tập luyện hiệu quả theo hướng dẫn của huấn luyện viên.

kinh doanh phòng tập Yoga, bạn cần xác định số lượng cần thiết cho việc xây dựng phòng tập dựa trên quy mô và số vốn mở phòng tập Yoga của bạn.
Các loại dụng cụ tập cho phòng tập Yoga có thể có rất nhiều loại khác nhau tuy nhiên bao gồm một số loại chính như:

• Thảm tập ( dụng cụ không thể thiếu)
• Bóng tập
• Vòng tập
• Võng tập yoga bay
• Gối tập ( Gạch tập yoga)
• Dây tập

Lên dự toán chi phí cho việc mua sắm dụng cụ Yoga

Sau khi xác định số lượng dụng cụ tập luyện cần thiết cho phòng tập Yoga thì trong kế hoạch kinh doanh phòng tập Yoga, bạn còn cần tính toán chi phí ước tính dành cho việc mua sắm và thời gian triển khai dự án kéo dài bao lâu.

Tùy theo dụng cụ trong nước hay dụng cụ nhập khẩu mà có nhiều mẫu mã, chủng loại và giá cả khác nhau.

Bạn có thể sử dụng Google, các Forum hay Group để tìm kiếm các đơn vị phân phối dụng cụ tập Yoga và thiết bị, dụng cụ tập luyện chất lượng và uy tín cho phòng tập của bạn.

BƯỚC #5 – NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG VÀ ĐỐI THỦ CẠNH TRANH

Khi kinh doanh và lập kế hoạch kinh doanh phòng tập Yoga, bạn không thể bỏ qua bước nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh hay nói cách khác là nghiên cứu tiềm năng khách hàng và các phòng tập Yoga ở khu vực lân cận vị trí mà bạn dự định lựa chọn để mở phòng tập Yoga kinh doanh.

Bạn nên dành thời gian để nghiên cứu chi tiết đến vị trí nơi mở phòng tập Yoga như số lượng dân cư trong khu vực, mức thu nhập và thói quen tập luyện thể dục thể thao của dân cư khu vực đó, giao thông đi lại và đặc biệt là các phòng tập Yoga khác ở xung quanh, từ đó xây dựng kế hoạch và chiến lược kinh doanh phòng tập Yoga phù hợp nhất.

Nghiên cứu thị trường, nhu cầu tập Yoga của khách hàng cùng với các đối thủ cạnh đóng vai trò quan trọng khi lập kế hoạch kinh doanh phòng tập Yoga.
Để nghiên cứu thị trường và đối thủ cạnh tranh hiệu quả, bạn cần phải đặt ra các câu hỏi phù hợp đồng thời trả lời được các câu hỏi đó.

Dưới đây tôi chia sẻ danh sách một số câu hỏi khi tìm hiểu và đánh giá tiềm năng thị trường và các phòng tập Yoga khác của đối thủ xung quanh vị trí khu vực bạn định mở phòng tập Yoga:

• Số lượng dân cư quanh khu vực định kinh doanh như thế nào, đông dân hay thưa thớt.
• Nhu cầu tập luyện thể dục thể thao và mức thu nhập của họ như thế nào.
• Số lượng người đi tập ở các phòng tập Yoga xung quanh nhiều hay ít.
• Có bao nhiêu phòng tập xung quanh khu vực bạn dự định mở phòng tập.
• Các phòng tập xung quanh đang hoạt động như thế nào, mô hình kinh doanh của họ là gì.
• Phòng tập nào có thể coi là đối thủ chính và cạnh tranh trực tiếp của bạn.
• Phân khúc khách hàng các phòng tập hướng đến là ai.
• Các phòng tập của đối thủ cạnh tranh cách phòng tập của bạn bao xa.
• Quy mô diện tích, cơ sở vật chất của họ được đầu tư thế nào.
• Giá vé họ đang thu của hội viên tập luyện hàng tháng là bao nhiêu.
• Các phòng tập có các gói giá khác nhau như thế nào.
• Điểm mạnh của đối thủ cạnh tranh trực tiếp của bạn là gì và điểm yếu là gì.
• Cách họ thu hút khách hàng như thế nào.
• Bạn có thể cạnh tranh với họ bằng gì, có thể làm gì để tốt hơn họ (giá tốt hơn, cơ sở vật chất tốt hơn, máy móc tốt hơn, nhiều hơn, độc đáo hơn, nhiều dịch vụ và tiện ích tốt hơn hay trang trí phòng tập ấn tượng hơn, phục vụ khách hàng tốt hơn).

Sau khi xác định được các vấn đề đó bạn có thể xây dựng được chiến lược kinh doanh phù hợp đồng thời lựa chọn chính xác đối tượng khách hàng mục tiêu hướng đến, đưa ra mức giá và các gói thẻ tập phù hợp để thu hút khách hàng.

Đây là một bước vô cùng quan trọng, có khả năng ảnh hưởng tới việc kinh doanh lâu dài của bạn. Mặc dù vậy đáng tiếc là khâu nghiên cứu thị trường và nghiên cứu đối thủ cạnh tranh lại hay bị các chủ phòng tập lơ là, vì họ chưa hiểu hoặc không nhận ra được tầm quan trọng của nó trong kế hoạch kinh doanh phòng tập Yoga.
Lời khuyên ở đây là: “Nếu bạn không tự tin và hiểu rõ việc này bạn hoàn toàn có thể thuê hoặc tham gia một khóa học của chuyên gia trong lĩnh vực này để họ hướng dẫn bạn làm một cách hiệu quả nhất và tiết kiệm thời gian.”
VÀ ĐÂY LÀ PHƯƠNG PHÁP MỚI! "BÍ QUYẾT KHỞI NGHIỆP KINH DOANH YOGA" THÀNH CÔNG! 

XEM NGAY

BƯỚC #6 – THIẾT KẾ VÀ BỐ TRÍ PHÒNG TẬP YOGA KHOA HỌC VÀ ẤN TƯỢNG

Khi hoàn thành xong việc xác định và lựa chọn vị trí mở phòng tập Yoga đồng thời thuê mặt bằng kinh doanh, bước tiếp theo đó chính là bạn phải thiết kế phòng tập và thi công hạ tầng cho phòng tập Yoga giúp thuận tiện cho người tập và tạo ấn tượng với họ.

Để thiết kế và thi công một phòng tập Yoga đẹp mắt, khoa học, bạn cần lập được bản thảo thiết kế cho phù hợp. Nếu có điều kiện thì bạn nên thuê kiến trúc sư thiết kế bởi họ là người có chuyên môn đồng thời có thể tư vấn giúp bạn thiết kế phòng tập Yoga hiệu quả.

Kiến trúc sư hoặc nhà cung cấp thiết bị thể hình có thể lập cho bạn bản demo 2D và 3D về cách sắp xếp các trang thiết bị trong phòng tập sao cho phù hợp nhất, thuận tiện cho việc sử dụng và đồng thời tiết kiệm được rất nhiều diện tích.

Còn không, bạn nên tham khảo hình ảnh nhiều phòng tập khác, để tự chọn ra một phòng tập lý tưởng cho riêng mình và phù hợp với phong cách thiết kế mong muốn của bạn.

Việc thiết kế phòng tập Yoga khoa học và ấn tượng giúp thu hút khách hàng đến với phòng tập Yoga đồng thời tạo môi trường thoải mái và thuận tiện nhất cho hội viện tập luyện.
Việc trang trí và thiết kế phòng tập Yoga khoa học và ấn tượng là điều vô cùng quan trọng trong kế hoạch kinh doanh phòng tập Yoga bởi nó không chỉ giúp thuận tiện cho người tập mà còn thu hút khách hàng, tạo cảm hứng tập luyện và khiến họ gắn bó với bạn dài lâu.

Đầu tiên, bạn cần xác định được diện tích cho từng khu vực chức năng của phòng tập bao gồm khu vực quầy thu ngân, khu tiếp khách, phòng tập đa năng, khu phụ (phòng tắm, xông hơi, khu vệ sinh,…). Việc quy hoạch diện tích, lên sơ đồ phòng tập để có thể đưa ra được các thiết kế phù hợp nhất.

Ngoài ra, bước quy hoạch diện tích cho khu vực tập luyện và các khu vực chức năng khác còn giúp bạn lên kế hoạch bố trí chức năng mặt bằng và dụng cụ tập luyện hợp lý đồng thời điều chỉnh vị trí, số lượng của các dụng cụ, máy móc mà bạn cần mua.

Bên cạnh đó, bạn còn cần lên kế hoạch sắp xếp bố trí tủ locker đựng đồ, tủ thuốc, tranh ảnh hình poster trang trí, gương, hệ thống âm thanh loa đài amply cho phòng tập Yoga.

BƯỚC #7 – THUÊ NHÂN SỰ CHO PHÒNG TẬP YOGA

Khi kinh doanh phòng tập Yoga thì việc thuê nhân sự là một yếu tố mà bạn cần chú ý trong bản kế hoạch kinh doanh phòng tập Yoga.

Dù bạn tự làm mọi việc hay thuê nhân sự cho các bộ phận thì đều cần lưu ý việc thuê nhân viên phải phù hợp với quy mô phòng tập và định hướng phát triển của bạn cùng với đó là nhu cầu thực tế của phòng tập.

Tuyển dụng nhân sự chính là một giai đoạn quan trọng cần bạn lưu tâm bởi thông qua các con người này, là yếu tố giúp bạn tạo dựng được lực lượng khách hàng trung thành.
Họ yêu quý, tin tưởng và gắn bó với phòng tập Yoga của bạn thay vì lựa chọn một phòng tập khác dù nó tốt hơn hay gần nhà họ hơn.

Nhân viên cho các phòng tập Yoga là yếu tố quan trọng để phát triển hoạt động của phòng tập, gắn kết với khách hàng và giúp phòng tập Yoga vận hành hiệu quả.
Đối với các phòng tập quy mô lớn, các bộ phận nhân sự chính là bạn cần thuê khi kinh doanh phòng tập Yoga bao gồm:

• Thu ngân bán thẻ tập cho khách.
• Nhân viên kinh doanh hoặc cộng tác viên kinh doanh thẻ tập.
• Nhân viên Marketing.
• Nhân viên tạp vụ dọn dẹp phòng tập.
• Nhân viên bảo vệ tài sản phòng tập hoặc kiêm trông xe cho khách hàng.
• Quan trọng nhất đó chính là vị trí quản lý phòng tập Yoga và huấn luyện viên Yoga.

Bạn cần người quản lý ân cần, biết cách tiếp xúc khéo léo và quan tâm tới khách hàng chu đáo, làm tốt cả nhiệm vụ chăm sóc khách hàngthúc đẩy doanh số phòng tập một cách thông minh.
  
Bạn cần huấn luyện viên thể hình có kinh nghiệm, có khả năng ra phác đồ tập luyện cho từng người tập một cách khoa học.

Bạn cần các nhân viên kinh doanh tâm lý, biết cách đánh vào nhu cầu của khách hàng.

Bạn cần nhân viên thu ngân nhiệt tình, tạo thiện cảm với hội viện.

Bạn cần tạp vụ chăm chỉ, biết cách vệ sinh phòng tập gọn gàng và chu đáo giúp khách hàng hài lòng.

Bạn cần bảo vệ có tinh thần trách nhiệm, có kỷ luật. Nói chung tất cả các bộ phận đều đóng góp cho thành công chung của phòng tập Yoga và giúp phòng tập Yoga kinh doanh thành công.

Để đảm bảo có nhân sự tốt, ngoài việc tuyển đúng người thì bạn cần thiết lập các chính sách tốt cho nhân viên để thúc đẩy hơn sự nhiệt tình của họ đối với khách hàng, giúp bạn quản lý và bảo quản tốt cơ sở vật chất cho phòng tập.

BƯỚC #8 – XÂY DỰNG KẾ HOẠCH MARKETING QUẢNG BÁ CHO PHÒNG TẬP YOGA

Để phòng tập Yoga của bạn nhanh chóng được nhiều người biết đến và lựa chọn thì trong bản kế hoạch kinh doanh phòng tập Yoga của bạn không thể thiếu được việc xây dựng kế hoạch Marketing quảng bá cho phòng tập.

Vai trò của Marketing đối với các phòng tập Yoga

Quảng cáo và truyền thông là việc quan trọng và vô cùng cần thiết đối với các phòng tập Yoga, đặc biệt với phòng tập mới.

Marketing không thể thiếu đối với bất kì công việc kinh doanh nào chứ không riêng gì kinh doanh phòng tập thể hình, phòng tập Yoga.

Dù cho cơ sở của bạn có hiện đại đến đâu, dịch vụ tốt thế nào, chuyên nghiệp ra sao nhưng nếu không có một kế hoạch Marketing quảng bá tốt thì khó có thể phát triển được hoạt động kinh doanh và thu hút khách hàng đến với phòng tập hiệu quả.

Việc triển khai các hoạt động Marketing không chỉ giúp xây dựng thương hiệu cho phòng tập Yoga mà còn gia tăng lượng tiếp cận khách hàng tiềm năng và doanh số phòng tập thể hình nhanh chóng.

Nhân viên cho các phòng tập Yoga là yếu tố quan trọng để phát triển hoạt động của phòng tập, gắn kết với khách hàng và giúp phòng tập Yoga vận hành hiệu quả.
Cách xây dựng kế hoạch Marketing cho phòng tập Yoga

Để xây dựng chiến lược quảng bá và tiếp thị phòng tập Yoga tốt, bạn cần phải trau dồi các kiến thức về đặc điểm khách hàng và thị trường mục tiêu, trong đó bước nghiên cứu thị trường và các đối thủ cạnh tranh giúp ích rất nhiều khi triển khai Marketing trong bản kế hoạch kinh doanh phòng tập Yoga.

Ngoài ra, bạn còn cần nghiên cứu, đưa ra các chương trình khuyến mại phù hợp đối với phòng tập như tặng thêm thời hạn, cho khách hàng tập thử, giảm giá thẻ tập, giới thiệu hội viên được tặng thêm tháng hoặc tặng các món quà nhân ngày sinh nhật của hội viên.

Đồng thời khi triển khai hoạt động Marketing cần nhấn mạnh vào các điểm lợi thế cạnh tranh đối với phòng tập của bạn để có kế hoạch quảng bá hiệu quả nhất trong việc thu hút khách hàng.

Thông tin quảng bá cần lôi cuốn và có đầy đủ các thông tin địa chỉ, số điện thoại liên hệ, thời gian áp dụng khuyến mại đi kèm hình ảnh màu sắc nổi bật bắt mắt.

Thiết kế website phòng tập Yoga và tận dụng ưu điểm của các kênh Marketing Online được xem là giải pháp hiệu quả khi lên kế hoạch kinh doanh phòng tập Yoga và triển khai hoạt động Marketing.
Các kênh quảng bá phòng tập Yoga hiện tương đối đa dạng, bạn có thể lựa chọn cả kênh online và offline để gia tăng hiệu quả.

Các kênh offline có khá nhiều hình thức như phát tờ rơi, brochure, khuyến mại, băng rôn, bảng quảng cáo.

Các kênh online thì bạn có thể tạo Fanpage sau đó quảng cáo trên Facebook, Zalo, Instagram hoặc nếu có điều kiện thì nên thiết kế website phòng tập Yoga và áp dụng SEO hay chạy quảng cáo Google Ads để kiếm thêm khách hàng.

Lưu ý: bạn càng làm quảng cáo, truyền thông tốt thì phòng tập Yoga của bạn càng nhanh chóng đạt được mức doanh thu mà bạn mong muốn.

Khi xây dựng kế hoạch Marketing cho phòng tập bạn cần có mục tiêu cụ thể về doanh số hàng tuần, hàng tháng đi cùng với phân bổ chi phí Marketing cho các kênh hợp lý.

Cần bao nhiêu vốn để kinh doanh phòng tập Yoga

Kinh doanh phòng tập Yoga là một hình thức kinh doanh nổi bật ở thời điểm hiện nay. Tùy theo quy mô và đối tượng khách hàng mà bạn hướng đến mà chi phí mở phòng tập Yoga có thể khác nhau.
Tuy nhiên thông thường khi mở phòng tập Yoga bao gồm các khoản chi phí chính như:

• Chi phí thuê mặt bằng kinh doanh.
• Chi phí mua sắm dụng cụ, trang thiết bị tập luyện phục vụ khách hàng.
• Chi phí thuê nhân viên.
• Chi phí khác cho hoạt động kinh doanh.

Nói chung, mở phòng tập Yoga hay kinh doanh phòng tập Yoga cần bao nhiêu vốn còn tùy thuộc theo quy mô lớn nhỏ của phòng tập Yoga mà bạn muốn mở.

Nếu bạn muốn mở phòng tập lớn hướng tới phân khúc khách hàng cao cấp thì thường tốn nhiều chi phí hơn so với các phòng tập nhỏ.

Ngoài ra, chi phí mở phòng tập Yoga ít hay nhiều còn phụ thuộc thêm vào các yếu tố như tiền thuê mặt bằng, chi phí quảng cáo, chi phí mua sắm dụng cụ tập, thuê nhân viên, phí dịch vụ như lau dọn, vệ sinh phòng tập, trông xe.

Tùy theo quy mô cửa hàng và lựa chọn các yếu tố đầu tư mà số vốn kinh doanh phòng tập Yoga có thể khác nhau dao động từ 300 triệu đến 1 tỷ đồng.

Tuy nhiên ước tính chi phí của một phòng tập Yoga cơ bản có thể vào khoảng 100 triệu đến 300 triệu đồng còn đối với các phòng tập Yoga có quy mô lớn hơn thì số vốn bạn phải bỏ ra có thể cả tỷ đồng.

Kinh nghiệm lập kế hoạch kinh doanh phòng tập Yoga hiệu quả

Đây là các bước giúp các chủ phòng tập Yoga có thể nhanh chóng thực hiện các công đoạn để thực thi ý tưởng kinh doanh yoga của mình hiệu quả.

Kinh nghiệm mở phòng tập Yoga đó chính là bạn nên cân nhắc và tính toán chi tiết cho các bước trên để giúp phòng tập Yoga nhanh chóng đạt được mức doanh thu mà bạn mong muốn đồng thời kinh doanh hiệu quả nhất.

Ngoài Ra, Bạn Có Thể Đặt Lịch Để Được TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC Miễn Phí Trong 30 Phút Và Sở Hữu Bản Đồ Chiến Lược Marketing Dành Riêng Cho Bạn - Các Giáo Viên Yoga Và Các Chủ Phòng Tập.

CẢNH BÁO: Trước khi bạn yêu cầu đặt lịch tư vấn chiến lược miễn phí, bạn phải hiểu rằng điều này chỉ dành cho những người nghiêm túc về việc KINH DOANH YOGA của họ để thành công lâu dài. Chúng tôi làm rất tốt công việc của mình, nhưng để thực sự có được số liệu bán hàng của bạn tăng vọt, chúng tôi cần sự cam kết và cống hiến của bạn. Nếu bạn không sẵn sàng cho điều đó, xin đừng lãng phí thời gian của chúng tôi.

ĐẶT CUỘC GỌI TƯ VẤN MIỄN PHÍ NGAY

VÀ ĐÂY LÀ PHƯƠNG PHÁP MỚI! "BÍ QUYẾT KHỞI NGHIỆP KINH DOANH YOGA" THÀNH CÔNG! 

XEM NGAY

Hẹn sớm gặp bạn, Chúc bạn thành công!
Thanh Eco