Yoga cho newbie: Những gì bạn cần biết trước khi bắt đầu 

Yoga cho newbie: Những gì bạn cần biết trước khi bắt đầu 

Nếu bạn đang tìm cách giảm căng thẳng, cải thiện sức khỏe tinh thần hoặc tăng cường giãn cơ, thì Yoga là sự lựa chọn tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu bạn là người mới bắt đầu tập luyện Yoga, có một số điều bạn cần biết trước khi bắt đầu. 

Hãy cùng Shivom Yoga điểm qua một vài lưu ý bạn nhé! 

  1. Chọn loại hình Yoga phù hợp 

. Không chỉ riêng với loại hình Yoga, mà với bất kỳ loại hình thể thao nào cũng vậy, chúng tôi khuyên bạn nên xác định được điều mình mong muốn cải thiện, rồi hãy bắt đầu tập. Điều này sẽ giúp bạn dễ dàng tập trung và nỗ lực hơn trong quá trình tập luyện, tránh tình trạng “đứng núi này trông núi nọ”. 

Yoga có rất nhiều loại hình như Hatha Yoga, Ashtanga Yoga, Gentle Yoga, Morning series, Power Yoga, Dance Yoga … nhưng mỗi loại hình đều có một công dụng chính. Ví dụ như Hatha Yoga gồm các động tác tổng quát chậm rãi, giúp hỗ trợ căng cơ, giãn cơ, phù hợp với những người mới bắt đầu tập. Vì thế, hãy chọn cho mình một loại hình Yoga phù hợp nhé. 

  1. Thời gian tập luyện

Thời điểm tập Yoga tốt nhất là vào buổi sáng sớm và chiều tối. Vì đó là lúc không khí mát mẻ, trong lành và cơ thể rất cần được thư giãn. Buổi sáng tập Yoga sẽ giúp giãn cơ, thanh lọc độc tố, tăng sự tập trung, bắt đầu cho ngày mới hoạt động. Buổi chiều tối tập Yoga sẽ giúp cơ thể thư giãn, giảm stress sau ngày làm việc mệt mỏi. 

Ngoài ra, với những người mới khi bắt đầu tập Yoga chỉ nên tập nhẹ nhàng những buổi đầu khoảng 30 phút, rồi mới nâng dần lên 45 phút, 60 phút một ngày. Chúng ta không nên cố sức tập sẽ dễ gây đau nhức và uể oải sau khi tập. Cơ thể cần có thời gian làm quen với cường độ và các động tác căng giãn cơ ban đầu. 

  1. Nhờ sự hướng dẫn của giáo viên

Khi tập với giáo viên, bạn sẽ được hướng dẫn cụ thể các tư thế, sửa sai các động tác, tránh được những chấn thương ngoài ý muốn. Nếu chúng ta cố tập mà không theo trình tự hoặc sai tư thế, không những không có tác dụng, mà còn khiến sức khỏe đi xuống.

Bên cạnh đó, nếu bạn đang gặp phải những vấn đề như đau vai gáy, đau cổ tay, đau lưng … giáo viên cũng có thể giúp bạn thực hiện những động tác phù hợp, tránh tổn thương đến các bộ phận và có tác dụng trị liệu. 

  1. Chú ý bước khởi động

Trước khi vào bài tập chính thức, bạn nên thực hiện một số động tác khởi động nhẹ, xoay các khớp, làm nóng cơ thể để tránh bị chấn thương và chuột rút trong quá trình tập luyện. Ngoài ra, khởi động trước buổi tập còn giúp người mới dễ dàng làm quen và bắt nhịp với các động tác giãn cơ, không quá đau khi vào bài tập chính thức. 

  1. Không mạo hiểm tập động tác khó 

Với những người mới bắt đầu tập Yoga thường rất nhiệt huyết và đặc biệt là rất thích thú với những động tác khó. Tuy nhiên, chúng ta nên biết rằng, để thực hiện được những động tác khó cần có sự tập trung cao độ, chăm chỉ luyện tập trong thời gian dài. Có những động tác người tập phải mất 10 năm mới có thể thực hiện được. Chính vì thế, hãy kiên trì tập từng bước một theo sự hướng dẫn của giáo viên, tránh cố gắng thực hiện những động tác khó hay quá sức mình, sẽ rất dễ gây chấn thương. 

Hãy xác định mục tiêu tập luyện, chúng ta tập Yoga không phải để thực hiện các động tác khó hoặc chụp hình post Facebook. Tập Yoga là để thư giãn cơ thể và tốt cho sức khỏe. Nếu bạn chăm chỉ tập luyện, cơ thể sẽ ngày càng dẻo dai và khỏe mạnh. Lúc đó, thực hiện các động tác khó là điều rất đơn giản. 

  1. Chú tâm vào các động tác của mình 

Khi tập Yoga, hãy hoàn toàn tập trung vào động tác, lắng nghe những chuyển động và hơi thở của cơ thể. Khi đó, bạn sẽ đạt được sự thư giãn tuyệt đối, tập trung ý niệm và giảm bớt căng thẳng. 

Nếu so sánh mình với những người xung quanh, không tập trung vào động tác, thì hơi thở sẽ dồn dập, các bộ phận không được thư giãn và mất cân bằng, thậm chí gây chấn thương khi thực hiện các động tác như trồng chuối, con bò cạp, hoặc cây cầu lớn … 

  1. Ngưng tập nếu có triệu chứng bất thường 

Khi mới tập Yoga, nếu tập quá sức cơ thể sẽ có dấu hiệu run các cơ, thở dốc, choáng váng, chóng mặt thì nên ngưng lại và hỏi ý kiến giáo viên trước khi tiếp tục. Ngoài ra, trả lại cân bằng cơ thể bằng các động tác bổ trợ. Ví dụ sau khi tập động tác ngã sau để căng giãn cột sống, thì nên kết hợp với động tác gập người để cột sống được căng bằng. Hoặc sau khi tập khoảng 20 phút, chúng ta nên kết hợp với các tư thế nghỉ ngơi, như tư thế tấm ván hoặc tư thế em bé. 

  1. Chọn trang phục phù hợp

Khi tập cần chọn trang phục thoải mái, co dãn tốt và ôm sát cơ thể để dễ dàng thực hiện các động tác căng giãn cơ. Trang phục phù hợp sẽ giúp bạn tập trung thực hiện các động tác mà không phải lo lắng chỉnh sửa trang phục hay ngại với bạn tập cùng. 

  1. Ăn uống khoa học

Không nên ăn trước khi vào tập Yoga, điều này sẽ làm cho cơ thể mệt mỏi và nặng nề khi thực hiện gập bụng hoặc tập trung hơi thở. Chỉ nên ăn nhẹ trước 2 tiếng khi vào buổi tập. 

Trên đây, Shivom Yoga đã sưu tầm và tổng hợp các lưu ý cần biết cho người mới tập luyện Yoga. Bắt đầu tập luyện Yoga có thể hơi khó khăn và lúc đầu có thể không nhìn thấy các lợi ích ngay lập tức. Tuy nhiên, với sự kiên trì và nỗ lực, bạn sẽ cảm nhận được sự khác biệt và tận hưởng những lợi ích to lớn của Yoga cho sức khỏe tinh thần và cơ thể của mình. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm về những điều cần biết trước khi bắt đầu tập luyện Yoga. Chúc bạn may mắn và thành công trên con đường hành trình Yoga của mình. 

Nguồn: 

Green Garden Fitness Center 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *